Chi tiết - Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Công tác tuyên truyền lồng ghép qua chiếu phim lưu động
- Sở VHTT&DL
- 25/05/2018 04:00:00
- 2450 lượt xem
Chiếu phim lưu động phục vụ đồng bào các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa,… ở Quảng Trị( Gọi ngắn gọn là chiếu bóng sự nghiệp) là mắt xích cuối cùng trong chương trình chấn hưng Điện ảnh của Bộ Văn hóa – Thông tin( nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) là một hoạt động được Nhà nước tài trợ nhằm truyền tải những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những giá trị văn hóa tinh thần của nhân loại đến đồng bào các dân tộc vốn chịu nhiều gian khổ và thiệt thòi. Trong thời kỳ giao lưu và hội nhập với thế giới, hoạt động này trước tiên là góp phần cùng các phương tiện văn hóa khác tạo nên sự cân bằng tương đối trình độ dân trí của đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn; mặt khác, nhằm ổn định chính trị tư tưởng, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chống lại một cách có hiệu quả nguy cơ “Diễn biến hòa bình” của các thế lực bên ngoài bằng văn hóa. Chính vì thế, trong nhiệm vụ chính trị-xã hội của mình, giữa thời kỳ kinh tế thị trường nhiều biến động, phức tạp thì công tác tuyên truyền chiếu phim lồng ghép phòng chống ma túy và tội phạm, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh truyền nhiễm, qua hoạt động chiếu phim lưu động, đặc biệt là chiếu phim lưu động phục vụ miên núi, vùng sâu, vùng xa ở Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng là một nhiệm vụ nặng nề cần phải gánh vác nhằm góp một phần nhỏ cùng các cấp ngành chức năng khác ổn định chính trị-kinh tế, văn hóa-xã hội của tỉnh nhà.
Có thể nói rằng, hoạt động chiếu phim lưu động ở Quảng Trị bắt đầu từ năm 1996 khi Nghị định 56/CP, ngày 02/11/1996 của Chính phủ ban hành, về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Nhà nước Điện ảnh-Băng hình sang doanh nghiệp hoạt động công ích. Lúc đó, địa bàn hoạt động của mảng chiếu phim lưu động bao gồm 84 xã miền núi, miền biển, vùng nông thôn hẻo lánh, vùng chiến khu cách mạng. Hiện tại, chiếu phim lưu động chủ yếu phục vụ 30 xã miền núi đặc biệt khó khăn của các huyện Hướng Hóa, Đakrông và một xã miền núi của huyện Vĩnh Linh. Trong suốt tiến trình hoạt động, lãnh đạo ngành Phát hành Phim và Chiếu bóng Quảng Trị đã chỉ đạo cho các đơn vị chiếu bóng lưu động: Trong khi thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình là chuyển tải giá trị phim ảnh đến cho người dân, phải biết kết hợp, lồng ghép các hoạt động văn hóa khác như văn hóa-văn nghệ dân gian, y tế cộng đồng, kế hoạch hóa gia đình, khoa học thường thức, tọa đàm về phim ảnh,phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy và tội phạm, phòng chống bệnh truyền nhiễm, kế hoạch hóa gia đình,…Trong những hoạt động này, cán bộ thuyết minh, tuyên truyền có nhiệm vụ phổ biến Nghị quyết 09/CP của Chính phủ và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm theo Quyết định 138/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 08/CP của Chính phủ, Luật phòng chống ma túy, Luật Hôn nhân-Gia đình,… Tuy nhiên, để làm tốt công tác tuyên truyền này, trước đó, cán bộ tuyên truyền đã có những buổi làm việc cụ thể, thiết thực, khoa học với Phòng Văn hóa-Thông tin các huyện, với chính quyền địa phương, đặc biệt là Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm. Trong những buổi chiếu phim có lồng ghép tuyên truyền , các đơn vị lưu động đều mời lãnh đạo chính quyền địa phương, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, thầy cô giáo các trường học nhằm kết hợp tuyên truyền cho các nội dung: Việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ, tác hại và cách phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, tác hại của HIV/AIDS, bệnh truyền nhiễm, âm mưu và phương thức hoạt động của bọn tội phạm,…Các đơn vị lưu động không chỉ tranh thủ được sự ủng hộ của chính quyền địa phương mà còn làm tốt công tác dân vận, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để tuyên truyền lồng ghép về các chủ đề này đối với đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi. Chính vì vậy, khi các đơn vị lưu động đi đến đâu đều được chính quyền địa phương, đồng bào các làng bản ủng hộ, đón tiếp nồng hậu. Đêm đêm, khi ánh đèn chiếu phim bừng lên trên các bản làng, đồng bào Vân Kiều, PaCô, Kinh, không chỉ được thỏa mãn khát vọng tinh thần qua những thước phim về Bác Hồ, về hình ảnh đổi mới của đất nước, quá khứ chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà còn hiểu được phòng chống ma túy và tội phạm, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh truyền nhiễm, việc thực hiện Luật Dân số-Kế hoạch hóa gia đình,… là trách nhiệm của mỗi người và toàn thể cộng đồng. Nhiều bộ phim tài liệu, thời sự, phim truyện Việt Nam đã thực sự gây xúc động và góp phần nâng cao nhận thức của người xem như “Cuộc chiến không khoan nhượng”, “Chống buôn lậu thuốc lá-cuộc chiến gian nan”, “Đêm vùng biên”, “Nữ trinh sát”, “Truy nã tội phạm quốc tế”, “Gái nhảy”, “Lọ lem hè phố”, “Phi vụ phượng hoàng”,…Những năm gần đây (2009-2012), nhờ sự giúp đỡ về mặt vật chất, tinh thần và tài liệu tuyên truyền của Ban chỉ đạo phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, Chỉ thị 130 và Công an tỉnh Quảng Trị, Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS,…công tác tuyên truyền lồng ghép ở Trung tâm trở nên khởi sắc, sinh động và hiệu quả hơn qua các hình thức sau:
-Kết hợp với Công an tỉnh, Đài Truyền hình Quảng Trị sưu tầm tư liệu sản xuất nhiều chương trình bằng đĩa VCD có thời lượng từ 10-15 phút nhằm chiếu lồng ghép trong các buổi chiếu phim định kỳ của Trung tâm tại các địa bàn miền núi. Đó là những chương trình như “Thực trạng về tình hình ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”, “Tác hại của ma túy đối với sức khỏe và cộng đồng”, “Nét mới trong công tác tuyên truyền phòng chống ma túy qua chiếu phim lưu động”, “Thực trạng tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”, “Phòng chống ma túy học đường”, “Những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS”, “Phòng chống bệnh truyền nhiễm” bằng hai thứ tiếng PaCô và Vân Kiều.
-Chuẩn bị tài liệu, bài viết về phòng chống ma túy và tội phạm, phòng chống bệnh truyền nhiễm, phòng chống HIV/AIDS, Dân số-Kế hoạch hóa gia đình để đọc trước buổi chiếu.
-Trong quá trình tổ chức hoạt động chiếu phim lồng ghép, các buổi chiếu đều có treo móc các băng rôn, khẩu hiệu hai bên cánh gà màn ảnh rộng, in và phát cho khán giả hàng nghìn tờ rơi, dựng nhiều cụm pano và hàng trăm apfic có nội dung tuyên truyền cho các chủ đề này.
Những năm qua, các đơn vị chiếu phim lưu động của Trung tâm đã thực hiện trên 860 buổi chiếu tuyên truyền lồng ghép thu hút trên 387.000 lượt người xem.
Qua cách tuyên truyền lồng ghép trong chiếu phim lưu động, nhiều địa phương đã phát động và triển khai sâu rộng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống ma túy và tội phạm, phòng chống HIV/AIDS, nhiều gia đình tích cực thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, vận động mọi người phòng chống bệnh truyền nhiễm. Đoàn Thanh niên nhiều xã đã kết hợp với các đội chiếu phim lưu động tuyên truyền cho chủ đề “Thanh niên nói không với ma túy”, nhiều trường học phát động học sinh ký cam kết không sử dụng, tàng trữ trái phép chất ma túy, nhiều gia đình ký cam kết không vi phạm pháp luật qua tuyên truyền chỉ đạo của Ban phòng chống tội phạm ở địa phương. Có thể nói rằng, nhờ biết kết hợp tuyên truyền lồng ghép qua những thước phim, qua công tác dân vận và nhiều hình thức tuyên truyền khác đã tạo được động lực cùng các ban ngành chức năng ở địa phương ngăn chặn và hạn chế được những đối tượng gây rối trật tự công cộng, trật tự an toàn buổi chiếu, các đối tượng trộm cắp, chặt phá rừng, trả thù cá nhân do mâu thuẫn, buôn lậu, cùng những tệ nạn xã hội khác, nâng cao sức khỏe cộng đồng, tăng cường ý thức trách nhiệm của công dân chấp hành nghiêm những quy định của luật pháp.
Mô hình tuyên truyền lồng ghép qua chiếu phim lưu động là một mô hình đúng đắn, năng động trong nhiệm vụ chính trị-xã hội mà Nhà nước đã giao phó cho Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng. Trong quá trình hoạt động, mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn và thiếu thốn về phương tiện, vật chất lẫn kinh nghiệm tổ chức mô hình, nhưng công tác này đã có một số kết quả nhất định tạo được ấn tượng sâu sắc, phấn khởi, tin yêu của đồng bào các dân tộc ở Quảng Trị. Phim ảnh về đề tài phòng chống ma túy và tội phạm, các tệ nạn xã hội, chính sách Dân số-kế hoạch hóa gia đình, phòng chống bệnh truyền nhiễm, cùng với các thể loại phim khác vẫn đồng hành làm phong phú thêm món ăn tinh thần của đồng bào các dân tộc và miền núi; không chỉ góp phần khai thông tư duy, trí tuệ, nâng cao năng lực nhận thức, cảm thụ thẩm mỹ mà còn xác định trách nhiệm công dân của mỗi người, mỗi nhà và cả cộng đồng dân tộc trên những cánh rừng của đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Phòng chống ma túy và tội phạm, phòng chống bệnh truyền nhiễm, chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình,…qua tuyên truyền lồng ghép với chiếu phim lưu động là để bảo vệ sự bình yên, hạnh phúc của mỗi gia đình và toàn xã hội. Tuy nhiên, mô hình tuyên truyền lồng ghép qua chiếu phim lưu động cho những chủ đề trên ở Quảng Trị vẫn rất cần sự ủng hộ, chỉ đạo cụ thể và sát sao hơn nữa của các ban ngành chức năng.
Lê Văn Hà
- Quyết định về việc thu hồi Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa của Công ty TNHH Dịch vụ và Du...
- Quyết định công nhận kết quả tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở
- Quyết định phê duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự xét tuyển tại các đơn vị sự nghiệp thuộc...
- Thông báo Lịch kiểm tra, sát sạch viên chức tại các đơn vị: Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao...
- Thông báo Danh sách thí sinh đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn; không đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển...
- LỊCH CÔNG TÁC CỦA BAN GIÁM ĐỐC SỞ VH,TT&DL Từ ngày 18/11/2024 đến ngày 24/11/2024 (Tuần 47)
- LỊCH CÔNG TÁC CỦA BAN GIÁM ĐỐC SỞ VH,TT&DL Từ ngày 11/11/2024 đến ngày 17/11/2024 (Tuần 46)
- LỊCH CÔNG TÁC CỦA BAN GIÁM ĐỐC SỞ VH,TT&DL Từ ngày 04/11/2024 đến ngày 10/11/2024 (Tuần 45)
- LỊCH CÔNG TÁC CỦA BAN GIÁM ĐỐC SỞ VH,TT&DL Từ ngày 28/10/2024 đến ngày 03/11/2024 (Tuần 44)
- LỊCH CÔNG TÁC CỦA BAN GIÁM ĐỐC SỞ VH,TT&DL Từ ngày 21/10/2024 đến ngày 27/10/2024 (Tuần 43)
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 13901
Tổng lượt truy cập: 7.324.154