Chi tiết - Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Vài nét về 10 năm thi hành Luật Điện ảnh
- Sở VHTT&DL
- 23/03/2022 09:57:00
- 2397 lượt xem
Luật Điện ảnh năm 2006 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007. Để Luật này thực sự đi vào hoạt động, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bỏng Quảng Trị đã thường xuyên phổ biến, quán triệt, triển khai đến đảng viên, CBVCNLĐ trong các cuộc họp Chi bộ và chuyên môn từ hình thức trực tiếp truyền đạt, chỉ đạo thực hiện đến việc photo toàn văn Luật này để các phòng, rạp, đội chiếu phim lưu động miền núi và mỗi người tự nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn hoạt động trong lĩnh vực của mình. Năm 2009, Luật Điện ảnh năm 2006 được sửa đổi, bổ sung, Trung tâm đã cử cán bộ đi tập huấn tại thành phố Qui Nhơn để nắm bắt những thông tin mới nhất về những quy định của Luật Điện ảnh sau khi được sửa đổi bổ sung để vận dụng phù hợp với thực tiễn đời sống kinh tế-xã hội của tỉnh.
Trong quá trình triển khai thực hiện Luật Điện ảnh, Trung tâm đã có những phương án, kế hoạch sát hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Đề xuất với Cục Điện ảnh, UBND tỉnh, Sở VH,TT&DL và các ban ngành chức năng về các hạng mục đầu tư, trang thiết bị kỹ thuật, nhằm phát triển quy mô sản xuất và phổ biến phim, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là quy mô phổ biến phim ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo. Vì thế, các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác như máy dựng phim, lồng tiếng, xe ô tô chuyên dụng, màn ảnh, máy phóng projecter từ 4000-5000lument… trở lên được trang cấp có thể ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động phát hành, phổ biến phim; có kế hoạch gửi CBNV đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về kỹ thuật hiện đại khi Cục Điện ảnh có thông báo; bồi dưỡng nguồn nhân lực về chuyên môn-nghiệp vụ và quản lý trong hoạt động phát hành, phổ biến phim; có kế hoạch nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật sản xuất và phổ biến phim. Tiến hành sản xuất phim ca nhạc, phim tài liệu để tạo thêm nguồn phim phục vụ tại địa phương. Trung tâm luôn luôn giáo dục, bồi dưỡng, củng cố và phát huy bản chất giai cấp công nhân cho mỗi cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức phục vụ miền núi, vùng sâu, vùng xa, nông thôn, thiếu nhi, lực lượng vũ trang nhân dân, nhiệm vụ chính trị, xã hội. Nhiệm vụ cụ thể của những người gùi phim về bản là mang ánh sáng văn hóa của Đảng đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xóa đi những vùng trắng văn hóa tại Quảng Trị.
Trung tâm đã thực hiện tốt các Quy định về chiếu phim lưu động với 100% chi phí buổi chiếu của Ngân sách Nhà nước ở mảng phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, lực lượng vũ trang và từ 50-80% chi phí buổi chiếu ở phim ở vùng nông thôn, đảm bảo về chính sách đầu tư trang thiết bị chiếu phim, phương tiện vận chuyển chính là cách nhằm chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những giá trị văn hóa tinh thần của nhân loại đến đồng bào các dân tộc vốn chịu nhiều gian khổ và thiệt thòi. Trong thời kỳ giao lưu và hội nhập với thế giới, hoạt động này trước tiên là góp phần cùng các phương tiện văn hóa khác tạo nên sự cân bằng tương đối trình độ dân trí của đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn; mặt khác, nhằm ổn định chính trị tư tưởng, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chống lại một cách có hiệu quả nguy cơ “Diễn biến hòa bình” của các thế lực bên ngoài bằng văn hóa.
Từ năm 2006, Trung tâm tiến hành làm dịch vụ sự nghiệp, tiến hành sản xuất các đĩa nhạc về Quảng Trị trên cơ sở hướng dẫn của Sở VH,TT&DL Quảng Trị về các thủ tục pháp lý cần thiết như ký hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc (Bản quyền) của các nhạc sĩ, hợp đồng với Đài PTTH tỉnh, ca sĩ dàn dựng chương trình, làm tờ trình xin quyết định được phép phát hành của Sở VH,TT&DL, tờ trình xin cấp tem quản lý của Cục Nghệ thuât-Biểu diễn, Cục Điện ảnh. Những đĩa nhạc về Quảng Trị đã được sản xuất như “Cỏ non Thành Cổ”, ‘Những ca khúc về Trị-Thiên của nhạc sĩ Trần Hoàn, “Về Quảng Trị yêu thương”, “Trở lại Thành Cổ”, “Quảng Trị trong tôi”. Sản xuất một số phim tài liệu phục vụ cho hoạt động chiếu phim phục vụ miền núi như “Lễ hội A Riêu Ping của người Pa Cô”, “Một cán bộ văn hóa tận tụy với bản làng”, “Sê Pôn-Cuộc sống đôi bờ”; “Tuyên truyền lồng ghép chào mừng ngày bầu cử ĐBQH khóa XIV và ĐBHĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021”,…(Có một số phim được lồng tiếng Vân Kiều, Pa Cô) trên cơ sở thẩm định của Hội thẩm định và Quyết định cho phép phát hành của Sở VH,TT&DL tỉnh. Những phim ca nhạc, phim tài liệu được sản xuất không chỉ được phép phát hành chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị mà còn có giá trị lưu hành rộng rãi trên toàn quốc không chỉ tạo thêm nguồn thu cho Trung tâm mà còn làm phong phú thêm chương trình phim phục vụ đồng bào các dân tộc, đáp ứng được phần nào thihiếu của họ.
Trong lĩnh vực phổ biến phim dẫu chuyển động có những thăng trầm, nhưng vẫn đúng định hướng, đúng yều cầu về chức năng, nhiệm vụ của phát hành phim, chiếu bóng. Năm 2006, được trang bị máy chiếu Xenon âm thanh lập thể, nên việc phổ biến phim nhựa rạp Đông Hà đã mang lại một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, hiện nay phim nhựa 35 ly không còn được sản xuất nữa nên hoạt động chiếu phim nhựa đã không còn tồn tại. Vì vậy, Trung tâm đã tiến hành hợp đồng máy chiếu phim HD âm thanh lập thể cùng nguồn phim Việt Nam với Công ty cổ phần đầu tư Điện ảnh Vinacinema tại thành phố Hồ Chí Minh để hoạt động khi rạp Chiếu phim Đông Hà chưa được cấp máy chiếu phim kỹ thuật số công nghệ hiện đại.
Trong công tác phổ biến phim, có lẽ đáng ghi nhận nhất là phổ biến phim ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới hải đảo:
Trong hơn 10 năm qua, mặc dù có những năm ngân sách cấp còn khiêm tốn, song 02 đơn vị lưu động số 01 và 02 đều hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Điều này được thực tiễn chứng minh rằng khi các đơn vị lưu động đi đến đâu đều được chính quyền địa phương, đồng bào các bản làng ủng hộ, đón tiếp nồng hậu. Đêm đêm khi ánh điện chiếu phim bừng lên trên các bản làng, đồng bào Vân Kiều, PaCô không chỉ được thỏa mãn khát vọng tinh thần sau một ngày mệt nhọc làm nương rẫy mà qua đó, còn thấy được hình ảnh đổi mới của đất nước, quá khứ chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc, hiểu biết thêm chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bản sắc Văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới. Những bộ phim “Đất nước đứng lên”, “Đường mòn Hồ Chí Minh”, “Những giây phút cuối đời của Bác”, “Dòng máu anh hùng”. “Cánh đồng hoang”, “Lũy thép Vĩnh Linh”, “Đừng đốt”, “Mùi cỏ cháy”, được đồng bào đón xem với một niềm say mê, xúc động mãnh liệt. Nhiều đợt phim được tổ chức rất tốt, rất long trọng như “Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh”, “35 năm giải phóng miền Nam-thống nhất đất nước’ “65 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9’, “40năm giải phóng tỉnh Quảng Trị “40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không". Và gần đây nhất là các đợt phim tuyên truyềng lồng ghép “Chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021”, “Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn”, “70 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ”, “Mừng Đảng, Mừng Xuân Mậu Tuất 2018”...luôn gây được niềm tự hào về đất nước, về cách mạng, về sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong lòng đồng bào các dân tộc. Bên cạnh đó, Trung tâm còn phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan chức năng chỉ đạo cho 02 đơn vị lưu động tuyên truyền lồng ghép về công tác phòng chống ma túy-tội phạm, dân số-kế hoach hóa gia đình, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh truyền nhiễm bằng những phim tài liệu, phóng sự ngắn, pano, apphích tờ rơi, đọc tài liệu trên loa trước mỗi buổi chiếu.
Chiếu phim lưu động cũng đã đến được với đảo Cồn Cỏ. Cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên đảo được dịp ôn lại truyền thống anh dũng , kiên cường của quân và dân vùng giới tuyến, của Cồn Cỏ anh hùng.
Có thể khẳng định rằng, trong hơn 10 năm thi hành Luật Điện ảnh, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền hiệu quả về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến tận các thôn, bản miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đã xóa được toàn bộ điểm trắng trong lĩnh vực hưởng thụ Điện ảnh trên địa bàn tỉnh. Mặc dù là đơn vị sự nghiệp hoạt động chủ yếu bằng nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho công tác chiếu phim, phổ biến phim phần lớn ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và biên giới, hải đảo, nhưng Trung tâm còn làm dịch vụ sự nghiệp đúng chức năng, nhiệm vụ được giao theo Quyết định 318/QĐ-UB ngày 03/3/2005 của UBND tỉnh Quảng Trị. Chính vì thế, song song với việc chiếu phim kinh thường kỳ ở rạp Đông Hà là chiếu phim kinh doanh lưu động, hợp đồng với các cơ quan, đơn vị có nhu cầu nhằm tạo thêm doanh thu.
Tuy nhiên, Trung tâm vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như:
Phương tiện kỹ thuật chuyên ngành còn cũ kỹ, lạc hậu (Nhất là ở rạp Đông Hà chưa có máy chiếu phim kỹ thuật số công nghệ cao, hệ thống điều hòa bị xuống cấp trầm trọng, nguồn phim chiếu rạp hạn chế do doanh thu thấp, các hãng phim không muốn phát hành tại Quảng Trị nên ảnh hưởng đến chất lượng buổi chiếu và doanh thu.
Các chế độ, chính sách cho hoạt động chiếu phim miền núi còn chưa cụ thể, bất cập, chi phí cho một buổi chiếu phim còn thấp, ảnh hưởng đến chất lượng buổi chiếu và lượt người xem; đời sống CBCCVCNLĐ còn gặp nhiều khó khăn.
Việc đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu phát triển điện ảnh còn chưa được thường xuyên, thiếu những điều kiện cần và đủ như kinh phí, môi trường đào tạo…
Những hạn chế này ngoài việc phát huy sức mạnh nội lực của Trung tâm, rất cần sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa của các cơ quan hữu quan của Trung ương và của tỉnh mới có thể nâng cao hiệu quả thi hành Luật Điện ảnh (sửa đổi) trong chặng đường phát hành phim và chiếu bóng tiếp theo./.
Lê Văn Hà
- Kỷ niệm 66 năm ngày thanh lập ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam (15/3/1953-15/3/2019) (23/03/2022)
- Lễ hội Kỳ Yên ở đình làng Nại Cửu (23/03/2022)
- Tổ chức hoạt động chiếu phim và giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ (23/03/2022)
- Công tác tuyên truyền lồng ghép qua chiếu phim lưu động (23/03/2022)
- Tổ chức hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ hội lớn (23/03/2022)
- Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh Quảng Trị Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân (23/03/2022)
- Quyết định về việc thu hồi Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa của Công ty TNHH Dịch vụ và Du...
- Quyết định công nhận kết quả tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở
- Quyết định phê duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự xét tuyển tại các đơn vị sự nghiệp thuộc...
- Thông báo Lịch kiểm tra, sát sạch viên chức tại các đơn vị: Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao...
- Thông báo Danh sách thí sinh đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn; không đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển...
- LỊCH CÔNG TÁC CỦA BAN GIÁM ĐỐC SỞ VH,TT&DL Từ ngày 18/11/2024 đến ngày 24/11/2024 (Tuần 47)
- LỊCH CÔNG TÁC CỦA BAN GIÁM ĐỐC SỞ VH,TT&DL Từ ngày 11/11/2024 đến ngày 17/11/2024 (Tuần 46)
- LỊCH CÔNG TÁC CỦA BAN GIÁM ĐỐC SỞ VH,TT&DL Từ ngày 04/11/2024 đến ngày 10/11/2024 (Tuần 45)
- LỊCH CÔNG TÁC CỦA BAN GIÁM ĐỐC SỞ VH,TT&DL Từ ngày 28/10/2024 đến ngày 03/11/2024 (Tuần 44)
- LỊCH CÔNG TÁC CỦA BAN GIÁM ĐỐC SỞ VH,TT&DL Từ ngày 21/10/2024 đến ngày 27/10/2024 (Tuần 43)
Đang truy cập: 10
Hôm nay: 14040
Tổng lượt truy cập: 7.324.293