Chi tiết - Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Chung tay để tạo nên giá trị của Lễ hội Vì hòa bình

img

 

- Ảnh 1.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Hoàng Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, Trưởng ban tổ chức Lễ hội Vì hòa bình lần thứ nhất cho rằng Việt Nam là 1 đất nước yêu chuộng hòa bình, lịch sử đã chứng minh điều này. Ngay trong truyền thuyết về Thánh Gióng, sau khi dẹp tan giặc Ân thì cưỡi ngựa sắt về trời. Hay trong câu chuyện về vua Lê Thái Tổ, sau khi đánh thắng giặc cũng ra hồ Gươm hoàn trả gươm cho Rùa thần. Hay bao lần ông cha ta đánh thắng ngoại xâm, vẫn cấp áo, ngựa, lương thực… cho những kẻ bại trận trở về nước.

- Ảnh 2.

Góc nhìn từ trên cao của TP.Đông Hà (Quảng Trị).

NGUYỄN PHÚC

 

Ngay trong thời đại Hồ Chí Minh, với khát vọng tột cùng là độc lập, hòa bình, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, trong một chuyến thăm Pháp, khi tham quan di tích lịch sử Normandie, Bác Hồ đã lấy tay bịt nòng pháo…như biểu tượng cho tình thần gìn giữ hòa bình. "Câu chuyện hòa bình là sợi chỉ xuyên suốt phản ánh một dân tộc yêu chuộng hòa bình. Rằng dân tộc Việt không bao giờ muốn có chiến tranh, chỉ khi độc lập dân tộc bị xâm hại thì mới bắt buộc tuốt gươm bảo vệ Tổ quốc", ông Hoàng Nam nói.

Theo ông Nam, Lễ hội Vì hòa bình được tổ chức vào năm 2024 rất đúng với bối cảnh quốc tế khi xung đột vẫn xảy ra nhiều nơi trên thế giới, cần những tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ hòa bình. Ở trong nước, Lễ hội sẽ tiếp nối dòng chảy của kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, 70 năm ký kết hiệp định Genève; là bước đệm cho năm 2025 sẽ kỷ niệm sự kiện hết sức trọng đại là 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Cũng theo ông Nam, Lễ hội Vì hòa bình ngoài những mục tiêu khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tri ân các anh hùng liệt sĩ, tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh thì còn 1 mục tiêu khác. Đó là xây dựng, củng cố, lan truyền hình ảnh của mảnh đất, con người Quảng Trị; phục hồi kinh tế xã hội trong đó là phục hồi, phát triển du lịch….

- Ảnh 3.

 

 

Thành cổ Quảng Trị.

VÕ DUY HÙNG

- Ảnh 4.

PV: Xin chào ông, để tổ chức một lễ hội quy mô, ý nghĩa lớn lao như Lễ hội Vì hòa bình, Quảng Trị đã chuẩn bị như thế nào?

Ông Hoàng Nam: Trước khi triển khai, Quảng Trị đã xây dựng đề án, tổ chức rất nhiều các hội nghị, để hoàn thiện đề án, lấy ý kiến các Bộ ngành T.Ư, các chuyên gia. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Bộ VH-TT-DL thông qua chủ trương, Quảng Trị đã xây dựng các kế hoạch, đến khi thống nhất trong Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực ủy ban thì Quảng Trị quyết định chọn năm 2024 là kỳ đầu tiên. Quảng Trị cũng đã thành lập Ban chỉ đạo lễ hội Vì hòa bình do Bí thư Tỉnh ủy Lê Quang Tùng làm Trưởng ban, thành lập Ban tổ chức lễ hội do tôi làm Trưởng ban. Thành lập các tiểu ban: nội dung, truyền thông, hậu cần, an ninh trật tự. Song song với đó, là việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng, chỉnh trang các địa điểm tổ chức lễ, rà soát cơ sở lưu trú, dịch vụ…

- Ảnh 5.

Trong thời gian chuẩn bị lễ hội, nhiều đoàn công tác của tỉnh Quảng Trị đã ngược xuôi

bắc- nam, làm việc với các Bộ, ngành T.Ư  và các cơ quan tổ chức liên quan.

THANH LỘC

 

Trong thời gian cuối năm 2023 đầu 2024, Quảng Trị đã tăng tốc để có nhiều cuộc gặp gỡ, tranh thủ thêm rất nhiều ý kiến của Bộ, ngành T.Ư.

Theo đó, với vai trò là đồng tổ chức, Bộ VH-TT-DL đã thống nhất với Quảng Trị về chủ đề, tên gọi, khung chương trình, các hoạt động, về thành phần tham gia lễ hội. Trong kế hoạch của Bộ VH-TT-DL xác định sự kiện này trong cấp sự kiện cấp quốc gia và quốc tế năm 2024 - 2025.

Quảng Trị cũng nhận được sự ủng hộ lớn của Bộ Ngoại giao về ý tưởng lễ hội, nhấn mạnh đây là sự kiện kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại, nói về sự yêu chuộng hòa bình của người Việt Nam trên trường quốc tế. Vì thế, Bộ Ngoại giao sẽ đồng hành để làm việc với UNESCO, các đối tác quốc tế, cơ quan, báo chí nước ngoài. Bộ Ngoại giao cũng hướng dẫn để Quảng Trị có thư mời Tổng giám đốc UNESCO thăm Việt Nam và tham dự lễ hội…

Quảng Trị cũng đã thành lập nhiều đoàn công tác để vào nam- ra bắc làm việc với Ban Tuyên giáo T.Ư, T.Ư Đoàn TNCS HCM, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hiệp hội công nghiệp văn hóa và kinh tế Việt - Hàn, Báo Nhân dân, Đài truyền hình Việt Nam, Báo Thanh Niên, Tạp chí Vietnam Travel…và mang lại nhiều kết quả.

Ngày 31.5 tới đây, với sự đồng chủ trì của Bộ VH-TT-DL, Bộ Ngoại giao, chúng tôi sẽ tổ chức một buổi họp báo Lễ hội Vì hòa bình quy mô lớn tại Hà Nội.

- Ảnh 6.

 

Đoàn công tác của tỉnh Quảng Trị, do ông Hoàng Nam (Phó chủ tịch UBND tỉnh, đứng) dẫn đầu, làm việc với Báo Thanh Niên hồi tháng 3.2024, mời Báo Thanh Niên là đơn vị bảo trợ truyền thông cho Lễ hội Vì hòa bình. (T.L)

Thưa ông, đến nay, Lễ hội Vì hòa bình đã có chương trình khung chưa?

Hiện Quảng Trị đã có chương trình khung cho toàn bộ lễ hội, sau khi tiếp thu ý kiến các bộ ngành T.Ư, sự ủng hộ rất lớn của các đơn vị đồng hành. Trong đó, trong khuôn khổ lễ hội Báo Thanh Niên cùng với tỉnh đồng tổ chức, chủ trì Ngày hội đạp xe Vì hòa bình. Đây sẽ là sự kiện mở màn cho lễ hội diễn ra vào ngày 29 và 30.6.

- Ảnh 7.

Các VĐV đạp xe ở Quảng Trị luyện tập, háo hức chờ ngày khai hội Đạp xe Vì hòa bình.

NGUYỄN PHÚC

Lần lượt sau đó, tạp chí Tạp chí Vietnam Travel cũng phối hợp với tỉnh tổ chức Lễ hội văn hóa- ẩm thực "Hương vị miền hoa nắng" tại Khu du lịch biển Cửa Việt (H.Gio Linh) từ ngày 12 đến 14.7.

Đài PTTH Quảng Trị và gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức đêm nhạc Trịnh Công Sơn "Khúc ca hòa bình" lúc 20 giờ ngày 13.7 tại Công viên Fidel (TP.Đông Hà).

Hiệp hội công nghiệp văn hóa và kinh tế Việt - Hàn (thuộc Tổ chức Hợp tác quốc tế iFLELLOWSHIP), Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Trị tổ chức chương trình giao lưu âm nhạc Quốc tế "Giai điệu hòa bình" lúc 20 giờ đêm 20.7 tại Trung tâm văn hóa điện ảnh tỉnh Quảng Trị.

Bộ VH-TT-DL, TƯ Đoàn TNCS HCM, Hội đồng T.Ư Giáo hội Phật giáo VN, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức chương trình "Ước nguyện hòa bình" 20 giờ ngày 26.7 tại Thành cổ Quảng Trị.

- Ảnh 8.

 

Đêm hoa đăng ở bờ sông thiêng Thạch Hãn.

IPA Quảng Trị

Nhưng điểm nhấn là đêm khai mạc lễ hội Vì hòa bình được tổ chức tại di tích đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải vào đêm 6.7, được truyền hình trực tiếp trên VTV1. Đây là nơi 70 năm trước, được chọn làm nơi ranh giới tạm thời phân chia hai miền nam bắc. Về địa điểm mang tính chất lịch sử, gắn liền trực tiếp với ý nghĩa của sự kiện này, trong kế hoạch sẽ làm sân khấu thực cảnh, gắn kết đôi bờ và lấy cầu Hiền Lương làm tâm điểm. Các hoạt động có trên bờ, dưới nước và trên không. Chương trình có 2 phần chính là nghi lễ sẽ có phát biểu của lãnh đảo tỉnh, Đảng, Nhà nước, thông điệp của UNESCO…sau đó là chương trình nghệ thuật đặc biệt.

Lễ hội sẽ có khai mạc, không có bế mạc, vì câu chuyện hòa bình có giá trị trường tồn, cho nên ước nguyện hòa bình không bao giờ kết thúc.

- Ảnh 9.

Phối cảnh đêm khai mạc Lễ hội Vì hòa bình ở Khu di tích Đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải đêm 6.7.

T.L

Đến bây giờ Quảng Trị lo lắng vì điều gì?

Cái khó khăn của Quảng Trị bây giờ là cơ sở hạ tầng, nhưng với ý nghĩa lớn lao của lễ hội này mong mọi người chia sẻ những khó khăn này cũng như các công tác tổ chức. Đây không phải là cái một ngày là khắc phục được, đây là mục tiêu Quảng Trị để cho thấy rằng Quảng Trị có tiềm năng phát triển du lịch, lúc đó các nhà đầu tư mới quan tâm…

Chúng tôi không thể kỳ vọng là ngay lần tổ chức đầu tiên mọi thứ sẽ hoàn hảo, nhưng Quảng Trị sẽ cố gắng hết sức, mục tiêu là làm sao cho khi mọi người đến, sẽ cảm nhận được, chia sẻ và lan tỏa về điểm đến trong không gian hòa bình.

- Ảnh 10.

 

 

Đang truy cập: 5

Hôm nay: 644

Tổng lượt truy cập: 7.195.463